Thời gian làm việc
THỜI GIAN LÀM VIỆC
Thứ 2 đến thứ 7:
+ Sáng: 7h00 – 11h30
+ Chiều: 12h30 - 16h00
Chủ nhật:
+ Sáng: 7h00 – 11h30
+ Chiều: Nghỉ
Hotline: (0236) 3509 808
Cấp cứu: (0236) 3650 950
Thiếu máu là trường hợp giảm nồng độ hemoglobin hay khối hồng cầu, thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, gọi là thiếu máu khi lượng hemoglobin (Hb) dưới giới hạn sau đây:
- Trẻ biếng ăn, kén ăn nên không cung cấp đủ các nguyên liệu tạo máu như thiếu Sắt, acid folic, vitamin B12…
- Một số bệnh lý nhiễm trùng gây ức chế tủy xương sản xuất các dòng tế bào máu gây thiếu máu…
- Do suy tủy
- Một số thuốc gây vỡ hồng cầu như quinin, quinidin, methyldopa, penicillin, ticlopidin, clopidogrel
- Ngộ độc đồng, chì
- Bệnh sốt rét, nhiễm Toxoplasma, nhiễm trùng nặng…
- Ở trẻ sơ sinh, bất đồng nhóm máu mẹ con gây vỡ hồng cầu, thiếu máu, vàng da do tăng hoạt chất bilirubin gián tiếp khi hồng cầu vỡ.
- Cường lách…
- Gặp trong các tình trạng chấn thương,
- Bệnh cảnh nhiễm trùng: xuất huyết tiêu hóa do các bệnh nhiễm trùng như Lỵ, viêm ruột hoại tử, xuất huyết, sốt xuất huyết Dengue….
- Ở trẻ sơ sinh thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa.
- Nhiễm giun sán…
- Các khiếm khuyết nội tại của tế bào máu như: bệnh hồng cầu hình cầu, hồng cầu hình liềm, thalassemia, thiếu men G6PD….
- Các bệnh lý tại các cơ quan tạo máu như xơ gan, cường lách, đa u tủy xương…. đều ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, sản xuất ra các dòng tế bào máu không đủ chức năng, gây giảm sản xuất, tăng phân hủy tế bào máu hoặc xuất huyết.
- Da xanh, lòng bàn tay, bàn chân nhợt, kết mạc mắt nhạt màu
- Trẻ kém tập trung khi làm việc, học tập, kém vận động, ít linh hoạt, lừ đừ
- Biếng ăn, sụt cân, tóc khô, lưỡi mất gai, móng biến dạng…
- Chậm biết ngồi, chậm biết đi ở trẻ nhỏ. Chậm tăng trưởng cân nặng, chiều cao
- Một số trẻ thiếu máu do xuất huyết dạ dày thường có triệu chứng đi cầu phân đen kéo dài, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua
- Một số trẻ thiếu máu do bệnh lý về máu ngoài các triệu chứng trên còn có triệu chứng gan, lách to, hạch nổi, mặt biến dạng…
Khi bé có các dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa đến cơ sở y tế để khám và tìm nguyên nhân thiếu máu, và có điều trị đặc hiệu.
- Trẻ sinh non, nhẹ cân, đa thai, trẻ thiếu nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cần có chế độ dinh dưỡng giàu sắt. Liều bổ sung đối với trẻ sinh non, nhẹ cân: 2 mg/kg thể trọng mỗi ngày, tối đa 15 mg mỗi ngày, bắt đầu cho trẻ uống muộn nhất từ tháng thứ hai và uống liên tục ít nhất cho đến khi 1 tuổi
- Liều điều trị: 3 mg/kg thể trọng mỗi ngày chia làm 3-4 lần
- Sắt được hấp thu tối đa khi bụng đói. Vì vậy, nên uống thuốc sắt vào thời điểm trước bữa ăn 1 giờ, hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
- Sắt được tăng cường hấp thu bởi vitamin C (có nhiều trong cam, chanh, ổi, kiwi, ớt đà lạt, bông cải xanh, cà chua...); trái lại bị ức chế hấp thu chất sắt bởi phytat, phosphat, canxi (có trong ngũ cốc, sữa) và polyphenol (có trong trà và một số loại rau)
- Các thức phẩm giàu sắt như: thịt, gan, cá, ngũ cốc, đậu đỗ, rau quả…
- Liều điều trị: Trẻ em dưới 1 tuổi: Đường uống, 500 microgam/kg/ngày. Trẻ em trên 1 tuổi: Đường uống, 5 mg/ngày trong 4 tháng.
- Thiếu máu do thiếu acid folic thường hay phối hợp với thiếu sắt. Khi điều trị acid folic đơn thuần mà kết quả hạn chế, cần xem xét điều trị phối hợp sắt.
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung acid folic hằng ngày để phòng các bệnh lý dị tật ồng thần kinh ở trẻ và giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu acid folic ở trẻ.
- Acid folic có nhiều trong các loại rau lá màu xanh thẫm, trái cây họ cam, súp lơ, bông cải xanh... và thức giàu đạm như thịt, gan, trứng cá, đậu hạt,... Acid folic rất dễ bị thất thoát trong quá trình nấu nướng 50-90%, thậm chí không còn khi nấu ở nhiệt độ cao nhiều nước hay thời gian quá lâu.
- Trường hợp nặng sử dụng dạng tiêm bắp vitamin B12 sau đó chuyển sang dạng uống tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bé.
- Bổ sung các thực phẩm giàu B12 như: cá, trứng, phô mai…
- Trẻ thường có triệu chứng như khó thở, lơ mơ, hoặc rối loạn huyết động khi Hb <6g/dl nếu thiếu máu tiến triển chậm. Cho nên ở ngưỡng Hb 7-10 g/dl có chỉ định truyền tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng.
- Liều cần truyền 5-10ml/kg sẽ làm tăng Hb lên 2-3g/dl nếu không có tình trạng chảy máu tiếp diễn hoặc tan máu.
- Tiêm vitamin K1 dự phòng sau sinh
- Sàng lọc sau sinh bệnh lý thiếu men G6PD, vàng da do bất đồng nhóm máu mẹ con
- Bổ sung sắt ở trẻ sơ sinh đẻ non, nhẹ cân, trẻ sinh đôi, sinh ba…
- Bú sữa mẹ hoàn toàn
- Bổ sung thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12… trong khẩu phẩn ăn của bé
- Tẩy giun định kỳ
- Khám để được chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nền, bệnh lý về máu khi bé có dấu hiệu thiếu máu.
Bệnh viện Hoàn mỹ Đà nẵng có đầy đủ phương tiện, xét nghiệm để phát hiện, chẩn đoán và điều trị thiếu máu ở trẻ em.
ThS. BSNT. Lê Hữu Anh Hòa
Khoa Nhi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng