THỜI GIAN LÀM VIỆC
Thứ 2 đến thứ 7:
Sáng: 7h00 – 11h30
Chiều: 12h30 - 16h00
Chủ nhật:
Sáng: 7h00 – 11h30
Chiều: nghỉ
Hotline: (0236) 3509 808
Cấp cứu: (02363) 3650 950
Những ngày chuyển mùa qua mùa mưa là thời gian xuất hiện nhiều bệnh do côn trùng. Trong số đó phải kể đến viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang.
Loài côn trùng này có thân hình thon - dài như hạt thóc, có hai màu cam và đen xen kẽ, hình dáng giống con kiến nên được gọi là kiến ba khoang. Loại kiến này thường sống ở ruộng lúa, vườn cây, cỏ mục, bãi rác, công trình xây dựng, chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa - ẩm ướt, chúng rất thích ánh sáng đèn ban đêm
Kiến ba khoang không cắn đốt người mà do con người vô tính tiếp xúc chất độc trong cơ thể kiến (Pederin) qua một số tình huống như: Cố tình hoặc vô tình đập chết kiến khi chúng bò trên cơ thể, khi kiến bò lên khăn, quần áo đang phơi, con người sử dụng khăn hoặc quần áo này và vô tình chà xát kiến lên cơ thể, gây phóng thích chất độc lên da.
Tổn thương da thường xuất hiện ở vùng hở như: mặt, cổ ngực, vai, gáy, tay chân, sau khoảng vài giờ tiếp xúc. Mức độ bệnh phụ thuộc vào thời gian và nồng độ chất tiết của kiến ba khoang.
Biểu hiện cụ thể: mảng, dát đỏ thành vệt, thành đám nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ li ti, vùng trung tâm thường có màu vàng sẫm hơn do độc tố Pederin gây phồng rộp. Do độc tố có thể dính từ vùng da bệnh sang vùng da lành nên tổn thương ở vùng nếp gấp thường thấy hình ảnh đối xứng điển hình “dạng hôn” (kissing lesion).
Tổn thương do độc tố của kiến ba khoang gây ngứa và bỏng rát. Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng (kiến ba khoang) thường bị nhầm lẫn với Zona, do vậy người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng điển hình nên đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách theo từng loại bệnh cụ thể.
Bệnh Zona: Thường gặp ở người đã từng bị thủy đậu, với dấu hiệu cảnh báo như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người - nơi vùng da chuẩn bị nổi thương tổn. Thương tổn đặc trưng là mụn nước mọc thành chùm ở một bên cơ thể.
• Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến. Nên thổi hoặc dùng băng keo dán hoặc găng tay, tờ giấy để loại bỏ chúng
• Lau vùng tiếp xúc bằng khăn ướt 3-4 lần để làm sạch độc tố, tránh lây lan sau đó rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng
• Tuyệt đối không tự ý bôi đắp các loại tự chế, như: nhai gạo nếp, đậu xanh, kem đánh răng hoặc một số loại lá cây… làm bệnh nặng thêm và bội nhiễm.
Tùy thuộc vào mức độ - giai đoạn bệnh mà bác sĩ chỉ định thuốc cũng như dạng bào chế cho phù hợp: thường sử dụng thuôc thoa dạng cream có chứa corticosteroid, kháng sinh hoặc phối hợp cả hai
• Thuốc toàn thân: giảm ngứa, giảm đau, hoặc kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm
• Nhận biết loại côn trùng kiến ba khoang để tránh tiếp xúc, hoặc biết cách xử trí ban đầu
• Đề phòng kiến ba khoang bay vào nhà (hạn chế mở cửa nhiều, đặc biệt là nhà gần cánh đồng, nhiều cây cối, gần bóng đèn cao áp)
• Giũ quần áo, khăn mặt trước khi dùng
• Mắc màn khi ngủ
• Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang
BS.CKI Lê Thị Thùy Khanh
Khoa Da Liễu - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
Thời gian làm việc
Thứ 2 đến thứ 7:
Sáng: 7h00 – 11h30
Chiều: 12h30 - 16h00
Chủ nhật:
Sáng: 7h00 – 11h30
Chiều: Nghỉ
Hotline: (0236) 3509 808
Cấp cứu: (0236) 3650 950